Chào mừng bạn đến với Hà Nội Xanh
Tư vấn bán hàng: 0972419898
Menu

Giống su hào xanh

Top 100 sản phẩm bán chạy nhất trong tháng này
  • Danh mục : Su hào xanh
  • Mã sản phẩm : SP00000219
  • Tình trạng : Còn hàng

Giá Bán 10,000đ

Giá thị trường 20,000đ

Tiết kiệm 50%

Hạt giống Su hào được cung cấp bởi công ty Hà Nội Xanh với chất lượng hạt giống đảm bảo sạch bệnh, hạt đều và chắc (hạt mẩy), tỉ lệ nảy mầm của hạt cao trên 95%, cây cho năng suất cao. Hạt giống đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, giá thành hợp lý. Dịch vụ ship hàng tận nơi đảm bảo sự hài lòng cho khách hàng ngay cả những khách hàng khó tính nhất.

Chọn số lượng:
  • Kỹ thuật trồng su hào theo tiêu chuẩn an toàn

    * Thời vụ gieo trồng: được chia thành 3 vụ

    - Vụ sớm gieo từ tháng 7 - 8, trồng tháng 8 - 9.

    - Chính vụ gieo từ tháng 9 -10, trồng tháng 10 -11.

    - Vụ muộn gieo tháng 12, trồng tháng 1- 2 năm sau.

    * Giống: để đảm bảo năng xuất, chất lượng đầu ra cho nông phẩm nên sử dụng

    - Nguồn giống: giống chất lượng cao, sạch bệnh, hạt đều, tỉ lệ nảy mầm cao, có nguồn gốc rõ ràng được cung ứng từ các cơ sở có uy tín.

    - Lượng giống: 550 - 600gram/ha.

    su hào xanh

    * Vườn ươm

    (nếu trồng với số lượng lớn, hay diện tích rộng. Trồng tại nhà bỏ thì không cần làm giai đoạn này)

    - Làm đất: Chọn nơi đất cao, dễ thoát nước, đất thịt nhẹ hoặc đất cát pha để gieo hạt. Làm đất kỹ tơi nhỏ, luống đánh rộng 0,9 -1,0 m, cao 20 - 25cm.

    - Bón phân: Lượng phân bón lót cho 01 sào Bắc bộ từ 200 - 250 kg phân hữu cơ ủ hoai, super lân 5 kg, vôi bột 12 kg. Rải và đảo đều phân trên mặt luống, sau đó vét đất nhỏ ở rãnh phủ lên mặt luống.

    - Gieo hạt: Gieo hạt với lượng 1,5 gram hạt/m2, gieo đều trên mặt luống, gieo xong phủ một lớp rơm rạ băm nhỏ hoặc trấu mỏng trên mặt luống và tưới đẫm.

    - Tưới nước: Sau gieo tưới 2 lần/ngày vào sáng sớm hoặc chiều mát đến khi hạt nảy mầm nhô lên mặt đất cứ 2 - 3 ngày tưới một lần.

    - Chăm sóc: Tiến hành làm cỏ, tỉa bỏ cây bị bệnh không đủ tiêu chuẩn kết hợp tưới thúc bằng phân vi sinh với lượng 5-6kg/sào (chú ý không tưới đạm urê).

    - Tiêu chuẩn cây giống: Cây khỏe, sạch bệnh, mập, lùn có 3 - 4 lá thật.

    * Làm đất trồng cây:

    - Chuẩn bị đất trồng: 

    + Đất trồng phải đảm bảo đủ điều kiện cho sản xuất rau an toàn theo qui định.

    + Chọn nơi đất cao, dễ thoát nước, đất thịt nhẹ, thường xuyên luân canh, đất có độ pH từ 5,5 - 6,5.

    + Làm đất kỹ, tơi nhỏ; lên luống cao 30 cm, mặt luống rộng từ 0,9 - 1,0 m, rãnh rộng 30 cm (vụ sớm mặt luống làm kiểu mui rùa để tránh ngập úng khi gặp mưa, chính vụ làm mặt luống bằng phẳng dễ thoát nước).

    - Trồng cây:

    + Dọn sạch cỏ và tàn dư thực vật trước khi gieo trồng.

    + Trồng cây dọc theo luống (2 - 3 hàng/luống) với khoảng cách 30 x 40 cm. Cây con cần từ  55.000 -  60.000 cây/ha (2.000 - 2.200 cây/sào).

    + Nên trồng cây vào các buổi chiều, tưới nước đủ ẩm hàng ngày.

    * Chăm sóc và bón phân

    - Chăm sóc: 

    + Tưới nước ngày 1-2 lần khi cây mới trồng, sau đó cây bén xanh 1-2 ngày tưới một lần, dùng nước sạch tuyệt đối không được dùng nước bẩn, nước thải công nghiệp,... Có thể tưới rãnh cho cây, khi đủ ẩm tháo nước ngay để tránh làm cây bị úng.

    + Làm cỏ, xới xáo tạo độ thoáng cho rễ phát triển hút chất dinh dưỡng. vét rãnh tránh ngập úng, hnaj chế sâu bệnh.

    - Bón phân

    Loại phân

    Lượng bón

    Bón lót (%)

    Bón thúc (%)

    Ghi chú

    Lần 1

    Lần

     2

    Lần

    3

    (Kg/ha)

    (kg/sào)

    Phân hữu cơ ủ hoai

    5.500 – 7.000

    200 - 250

    100

    -

    -

    -

    - Thời gian bón thúc lần 1: Bén rễ hồi xanh.(sau trồng 7 - 10 ngày)

    - Thời gian bón thúc lần 2: Sau trồng 20 - 25 ngày.

    - Thời gian bón thúc lần 3: Cây ra củ nhỏ (sau trồng 30 - 35 ngày). Theo dõi sinh trưởng cây trồng, chỉ bón thúc đạm urê lần 3 khi cây có nhu cầu

    - Phân N.P.K Lâm Thao: Tỷ lệ 5:10:3.

    Phân hữu cơ vi sinh.

    850 – 980

    30 – 35

    50

    -

    50

    -

    Đạm  urê

    110 - 140

    4 - 5

    -

    20

    40

    40

    Super lân.

    220 - 300

    8 - 10

    50

    30

    20

    -

    Kali sulfat

     110 - 140

    4 - 5

    70

    -

    30

    -

    NPK Lâm Thao.

    550 - 700

    20 - 25

    20

    20

    30

    30

    * Phòng trừ sâu bệnh

    1/ Biện pháp canh tác, thủ công, sinh học:

    + Nên trồng luân canh với cây trồng khác rau họ Thập tự; đối với các vùng không chuyên rau nên luân canh với cây lúa nước nhằm hạn chế nguồn sâu bệnh chuyển tiếp.

     + Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại.

     + Dùng biện pháp thủ công: ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non khi mật độ sâu thấp (áp dụng với sâu xám, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang); phát hiện và nhổ bỏ những cây bị bệnh thối gốc héo xanh đem tiêu huỷ.

    + Sử dụng bẫy pheromone để bắt trưởng thành sâu tơ từ đầu đến cuối vụ.

    2/ Biện pháp sử dụng thuốc BVTV.

    a. Giai đoạn vườn ươm: Chú ý các đối tượng như rệp, sâu xám, bệnh sương mai  và bệnh thối gốc... khi sâu bệnh phát sinh phòng trừ bằng các loại thuốc hóa học có hiệu lực cao. Đối với rệp, sâu xám, sâu khoang xử lý thuốc có hoạt chất Lufenuron (Match 050EC,...); hoạt chất Chlorantraniliprole (DuPontTM Prevathon® 5SC, ...), đối với bệnh sương mai xử lý thuốc có hoạt chất Cymoxanil + Mancozeb (Jack M9 72WP,...), hoạt chất Propineb (Antracol 70WP, …), đối với bệnh thối gốc xử lý thuốc có hoạt chất Metalaxyl (Alfamil 25WP ...); hoạt chất Validamycin(Validacin 5L, Valivithaco 3SC…). 

    b. Giai đoạn đầu vụ (sau trồng - trải lá ):

    - Cần chú ý các đối tượng như: Sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, sâu xám, bọ nhảy sọc cong, rệp, bệnh thối gốc...

    - Sử dụng thuốc BVTV hoá học thế hệ mới, ít độc, thời gian cách ly ngắn để phòng trừ khi mật độ sâu bệnh cao.

    + Sâu tơ: Mật độ 7 - 10 con/m2, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, sâu xám: > 2 con/m2 xử lý các loại thuốc có hoạt chất Lufenuron (Match 050EC, ...), hoạt chất Indoxacarb (DupontTM Ammate 150SC, DupontTM Ammate 30WDG, ...).

    + Rệp muội: > 20% cây bị cấp 1- 2 xử lý các loại thuốc có hoạt chất Imidacloprid (Confidor 100SL, ..), hoạt chất Lufenuron (Match 050EC, ...), hoạt chất Spinosad (Success 25SC, ...), hoạt chất Chlorantraniliprole (DuPontTM Prevathon® 5SC, ...).

    + Bọ nhảy: Mật độ 15 - 20 con/m2 xử lý các loại thuốc có hoạt chất Acetamiprid (Mopride 20WP), hoạt chất Nereistoxin (Vithadan 95WP, ...)

    + Bệnh thối gốc, thối lá: >15% tỷ lệ cây, lá bị bệnh xử lý các loại thuốc có hoạt chất Metalaxyl (Alfamil 25WP); hoạt chất Validamycin (Validacin 5L,  Valivithaco 3SC…), hoạt chất Kasugamycin (Kamsu 4L,...).

    c. Giai đoạn giữa - cu ối vụ (trải lá - củ to):

    - Chú ý các đối tượng như: Sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang và bệnh đốm vòng.

    - Sử dụng các loại thuốc hóa học thế hệ mới, thảo mộc, sinh học, nguồn gốc sinh học để phòng trừ khi mật sâu bệnh cao

    + Sâu tơ > 40 con/m2; sâu xanh, sâu khoang ≥ 4 con/mxử lý thuốc thảo mộc có hoạt chất Matrine (Marigold 0.36 AS, Sokupi 0.36AS, ..), thuốc sinh học Bt (Delfin WG, Kuraba WP,…), thuốc nguồn gốc sinh học có hoạt chất Emamectin benzoate (Silsau super 5 WP, Susupes 1.9EC, Tasieu 2WG ... ), hoạt chất Abamectin (Kuraba 3.6EC, Reasgant 2WG…).

    - Bệnh đốm vòng khi tỷ lệ bệnh phát sinh > 15% lá bị hại xử lý thuốc có hoạt chất Difenoconazole (Score 250EC, ...), hoạt chất Zizam (Ziflo 76WG,...)

  • Chi tiết sản phẩm

    Kỹ thuật trồng su hào theo tiêu chuẩn an toàn

    * Thời vụ gieo trồng: được chia thành 3 vụ

    - Vụ sớm gieo từ tháng 7 - 8, trồng tháng 8 - 9.

    - Chính vụ gieo từ tháng 9 -10, trồng tháng 10 -11.

    - Vụ muộn gieo tháng 12, trồng tháng 1- 2 năm sau.

    * Giống: để đảm bảo năng xuất, chất lượng đầu ra cho nông phẩm nên sử dụng

    - Nguồn giống: giống chất lượng cao, sạch bệnh, hạt đều, tỉ lệ nảy mầm cao, có nguồn gốc rõ ràng được cung ứng từ các cơ sở có uy tín.

    - Lượng giống: 550 - 600gram/ha.

    su hào xanh

    * Vườn ươm

    (nếu trồng với số lượng lớn, hay diện tích rộng. Trồng tại nhà bỏ thì không cần làm giai đoạn này)

    - Làm đất: Chọn nơi đất cao, dễ thoát nước, đất thịt nhẹ hoặc đất cát pha để gieo hạt. Làm đất kỹ tơi nhỏ, luống đánh rộng 0,9 -1,0 m, cao 20 - 25cm.

    - Bón phân: Lượng phân bón lót cho 01 sào Bắc bộ từ 200 - 250 kg phân hữu cơ ủ hoai, super lân 5 kg, vôi bột 12 kg. Rải và đảo đều phân trên mặt luống, sau đó vét đất nhỏ ở rãnh phủ lên mặt luống.

    - Gieo hạt: Gieo hạt với lượng 1,5 gram hạt/m2, gieo đều trên mặt luống, gieo xong phủ một lớp rơm rạ băm nhỏ hoặc trấu mỏng trên mặt luống và tưới đẫm.

    - Tưới nước: Sau gieo tưới 2 lần/ngày vào sáng sớm hoặc chiều mát đến khi hạt nảy mầm nhô lên mặt đất cứ 2 - 3 ngày tưới một lần.

    - Chăm sóc: Tiến hành làm cỏ, tỉa bỏ cây bị bệnh không đủ tiêu chuẩn kết hợp tưới thúc bằng phân vi sinh với lượng 5-6kg/sào (chú ý không tưới đạm urê).

    - Tiêu chuẩn cây giống: Cây khỏe, sạch bệnh, mập, lùn có 3 - 4 lá thật.

    * Làm đất trồng cây:

    - Chuẩn bị đất trồng: 

    + Đất trồng phải đảm bảo đủ điều kiện cho sản xuất rau an toàn theo qui định.

    + Chọn nơi đất cao, dễ thoát nước, đất thịt nhẹ, thường xuyên luân canh, đất có độ pH từ 5,5 - 6,5.

    + Làm đất kỹ, tơi nhỏ; lên luống cao 30 cm, mặt luống rộng từ 0,9 - 1,0 m, rãnh rộng 30 cm (vụ sớm mặt luống làm kiểu mui rùa để tránh ngập úng khi gặp mưa, chính vụ làm mặt luống bằng phẳng dễ thoát nước).

    - Trồng cây:

    + Dọn sạch cỏ và tàn dư thực vật trước khi gieo trồng.

    + Trồng cây dọc theo luống (2 - 3 hàng/luống) với khoảng cách 30 x 40 cm. Cây con cần từ  55.000 -  60.000 cây/ha (2.000 - 2.200 cây/sào).

    + Nên trồng cây vào các buổi chiều, tưới nước đủ ẩm hàng ngày.

    * Chăm sóc và bón phân

    - Chăm sóc: 

    + Tưới nước ngày 1-2 lần khi cây mới trồng, sau đó cây bén xanh 1-2 ngày tưới một lần, dùng nước sạch tuyệt đối không được dùng nước bẩn, nước thải công nghiệp,... Có thể tưới rãnh cho cây, khi đủ ẩm tháo nước ngay để tránh làm cây bị úng.

    + Làm cỏ, xới xáo tạo độ thoáng cho rễ phát triển hút chất dinh dưỡng. vét rãnh tránh ngập úng, hnaj chế sâu bệnh.

    - Bón phân

    Loại phân

    Lượng bón

    Bón lót (%)

    Bón thúc (%)

    Ghi chú

    Lần 1

    Lần

     2

    Lần

    3

    (Kg/ha)

    (kg/sào)

    Phân hữu cơ ủ hoai

    5.500 – 7.000

    200 - 250

    100

    -

    -

    -

    - Thời gian bón thúc lần 1: Bén rễ hồi xanh.(sau trồng 7 - 10 ngày)

    - Thời gian bón thúc lần 2: Sau trồng 20 - 25 ngày.

    - Thời gian bón thúc lần 3: Cây ra củ nhỏ (sau trồng 30 - 35 ngày). Theo dõi sinh trưởng cây trồng, chỉ bón thúc đạm urê lần 3 khi cây có nhu cầu

    - Phân N.P.K Lâm Thao: Tỷ lệ 5:10:3.

    Phân hữu cơ vi sinh.

    850 – 980

    30 – 35

    50

    -

    50

    -

    Đạm  urê

    110 - 140

    4 - 5

    -

    20

    40

    40

    Super lân.

    220 - 300

    8 - 10

    50

    30

    20

    -

    Kali sulfat

     110 - 140

    4 - 5

    70

    -

    30

    -

    NPK Lâm Thao.

    550 - 700

    20 - 25

    20

    20

    30

    30

    * Phòng trừ sâu bệnh

    1/ Biện pháp canh tác, thủ công, sinh học:

    + Nên trồng luân canh với cây trồng khác rau họ Thập tự; đối với các vùng không chuyên rau nên luân canh với cây lúa nước nhằm hạn chế nguồn sâu bệnh chuyển tiếp.

     + Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại.

     + Dùng biện pháp thủ công: ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non khi mật độ sâu thấp (áp dụng với sâu xám, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang); phát hiện và nhổ bỏ những cây bị bệnh thối gốc héo xanh đem tiêu huỷ.

    + Sử dụng bẫy pheromone để bắt trưởng thành sâu tơ từ đầu đến cuối vụ.

    2/ Biện pháp sử dụng thuốc BVTV.

    a. Giai đoạn vườn ươm: Chú ý các đối tượng như rệp, sâu xám, bệnh sương mai  và bệnh thối gốc... khi sâu bệnh phát sinh phòng trừ bằng các loại thuốc hóa học có hiệu lực cao. Đối với rệp, sâu xám, sâu khoang xử lý thuốc có hoạt chất Lufenuron (Match 050EC,...); hoạt chất Chlorantraniliprole (DuPontTM Prevathon® 5SC, ...), đối với bệnh sương mai xử lý thuốc có hoạt chất Cymoxanil + Mancozeb (Jack M9 72WP,...), hoạt chất Propineb (Antracol 70WP, …), đối với bệnh thối gốc xử lý thuốc có hoạt chất Metalaxyl (Alfamil 25WP ...); hoạt chất Validamycin(Validacin 5L, Valivithaco 3SC…). 

    b. Giai đoạn đầu vụ (sau trồng - trải lá ):

    - Cần chú ý các đối tượng như: Sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, sâu xám, bọ nhảy sọc cong, rệp, bệnh thối gốc...

    - Sử dụng thuốc BVTV hoá học thế hệ mới, ít độc, thời gian cách ly ngắn để phòng trừ khi mật độ sâu bệnh cao.

    + Sâu tơ: Mật độ 7 - 10 con/m2, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, sâu xám: > 2 con/m2 xử lý các loại thuốc có hoạt chất Lufenuron (Match 050EC, ...), hoạt chất Indoxacarb (DupontTM Ammate 150SC, DupontTM Ammate 30WDG, ...).

    + Rệp muội: > 20% cây bị cấp 1- 2 xử lý các loại thuốc có hoạt chất Imidacloprid (Confidor 100SL, ..), hoạt chất Lufenuron (Match 050EC, ...), hoạt chất Spinosad (Success 25SC, ...), hoạt chất Chlorantraniliprole (DuPontTM Prevathon® 5SC, ...).

    + Bọ nhảy: Mật độ 15 - 20 con/m2 xử lý các loại thuốc có hoạt chất Acetamiprid (Mopride 20WP), hoạt chất Nereistoxin (Vithadan 95WP, ...)

    + Bệnh thối gốc, thối lá: >15% tỷ lệ cây, lá bị bệnh xử lý các loại thuốc có hoạt chất Metalaxyl (Alfamil 25WP); hoạt chất Validamycin (Validacin 5L,  Valivithaco 3SC…), hoạt chất Kasugamycin (Kamsu 4L,...).

    c. Giai đoạn giữa - cu ối vụ (trải lá - củ to):

    - Chú ý các đối tượng như: Sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang và bệnh đốm vòng.

    - Sử dụng các loại thuốc hóa học thế hệ mới, thảo mộc, sinh học, nguồn gốc sinh học để phòng trừ khi mật sâu bệnh cao

    + Sâu tơ > 40 con/m2; sâu xanh, sâu khoang ≥ 4 con/mxử lý thuốc thảo mộc có hoạt chất Matrine (Marigold 0.36 AS, Sokupi 0.36AS, ..), thuốc sinh học Bt (Delfin WG, Kuraba WP,…), thuốc nguồn gốc sinh học có hoạt chất Emamectin benzoate (Silsau super 5 WP, Susupes 1.9EC, Tasieu 2WG ... ), hoạt chất Abamectin (Kuraba 3.6EC, Reasgant 2WG…).

    - Bệnh đốm vòng khi tỷ lệ bệnh phát sinh > 15% lá bị hại xử lý thuốc có hoạt chất Difenoconazole (Score 250EC, ...), hoạt chất Zizam (Ziflo 76WG,...)

Sản phẩm cùng danh mục Sản phẩm cùng danh mục